Theo cập nhật thông tin từ hiệp hội thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản(OTIT) thông báo từ tháng 3 năm 2021 cập nhật chính thức 85 ngành nghề đi XKLĐ Nhật Bản diện thực tập sinh thay vì trước đây là 77 ngành nghề vào năm 2020. Khi người lao động tại Việt Nam đi sang Nhật làm việc theo diện thực tập sinh có thể lựa chọn 1 trong 85 ngành nghề dưới đây!
Các ngành nghề XKLĐ Nhật Bản
Nhóm ngành nghề nông nghiệp( 2 ngành nghề, 6 công việc)
Ngành nông nghiệp được xem là ngành mũi nhọn của Nhật Bản nhờ sự hỗ trợ đầu tư và phát triển mạnh mẽ từ Chính phủ. Với việc áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và sản xuất, nông nghiệp Nhật Bản cho ra những sản phẩm an toàn, năng suất cao và chất lượng vượt trội. Tuy nhiên, theo thống kê bộ lao động Nhật Bản chỉ có khoảng 3% lao động Nhật Bản làm việc trong lĩnh vực này, cùng với tình trạng già hóa dân số, dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho lao động nước ngoài, đặc biệt là từ Việt Nam, tham gia vào các công việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Nhật Bản.
Ngành nghề | Công việc |
Nông nghiệp trồng trọt | Trồng rau, củ, quả trong nhà kính |
Trồng cây ăn quả | |
Làm ruộng, trồng rau vùng cao | |
Nông nghiệp chăn nuôi | Chăn nuôi bò sữa |
Chăn nuôi lợn | |
Làm bơ sữa |
Xem tất tần tật thông tin đơn hàng nông nghiệp Nhật Bản
Nhóm ngành nghề ngư nghiệp(2 ngành nghề, 10 công việc)
Ngành nghề | Công việc |
Nuôi trồng thủy hải sản | Nuôi trồng sò điệp và hàu |
Đánh cá đi tàu | Câu mực |
Đánh cá thả | |
Đánh cá bằng lưới quăng | |
Đánh cá bằng lưới đặt | |
Đánh bắt cá cố định | |
Đánh cá bằng lưới rê | |
Đánh cá ngừ vằn | |
Đánh cá lồng tôm, cua | |
Đánh cá bằng lưới kéo |
Nhóm ngành nghề chế biến thực phẩm(11 ngành nghề, 18 công việc)
Nhóm ngành chế biến thực phẩm | |
Ngành nghề | Công việc |
Chế biến đồ ăn nhanh | Chế biến đồ ăn nhanh |
Làm bánh mì | Làm bánh mì |
Đóng hộp thực phẩm | Đóng hộp thực phẩm |
Gia công xử lý thịt gà | Gia công xử lý thịt gà |
Gia công xử lý thịt lợn | Gia công xử lý thịt lợn |
Chế biến thịt nguội | Làm thịt muối xông khói, xúc xích, giăm bông |
Sản xuất dưa chua | Sản xuất dưa chua |
Sản xuất bữa ăn y tế và phúc lợi | Sản xuất bữa ăn y tế và phúc lợi |
Hàng thủy sản nghiền thành bột | Làm chả cá kamaboko |
Chế biến thủy sản gia nhiệt | Chế biến thực phẩm hun khói |
Chế biến thực phẩm sấy khô | |
Chế biến thực phẩm ướp gia vị | |
Chế biến bằng phương pháp chiết | |
Chế biến thủy sản không gia nhiệt | Chế biến thực phẩm lên men |
Chế biến thực phẩm muối | |
Chế biến thực phẩm khô | |
Chế biến thực phẩm sống | |
Chế biến thực phẩm tái |
Nhóm ngành nghề xây dựng(22 ngành nghề, 33 công việc)
Với sự phát triển của nền kinh tế và xây dựng hạ tầng ở Nhật Bản, ngành xây dựng đang đối diện với sự thiếu hụt lao động chất lượng. Do đó, lao động Việt Nam đến làm việc trong ngành xây dựng tại Nhật Bản đang được đánh giá là có nhiều cơ hội. Ngành xây dựng chỉ phù hợp với các bạn Nam. Do tính chất công việc cũng khá nặng nên mức lương dành cho đơn hàng xây dựng cũng cao hơn so với các đơn hàng khác.
Nhóm ngành xây dựng | |
Ngành nghề | Công việc |
Chế tạo phụ kiện xây dựng | Gia công phụ kiện xây dựng gỗ |
Lắp cốp pha panen | Lắp cốp pha panen |
Thợ mộc xây dựng | Làm công việc mộc |
Chế tạo cốt thép làm bê tông | Lắp cốt thép |
Công việc xây dựng trên công trường | Dựng dàn giáo, giải tỏa mặt bằng thi công |
Chế tạo kim loại miếng | Chế tạo kim loại miếng làm đường ống |
Chế tạo tấm kim loại ngoại – nội thất | |
Khoan giếng | Khoan đập giếng |
Khoan xoay giếng | |
Gắn máy điều hòa không khí và máy đông lạnh | Gắn máy điều hòa không khí và máy đông lạnh |
Hoàn thiện nội thất | Lắp đặt thiết bị kim loại lót trần nhà, tường nhà |
Chế tạo và lắp đặt rèm cửa | |
Lắp đặt sàn nhà nhựa | |
Nền móng khung thép | |
Lắp đặt tấm lợp trần | |
Đặt đường ống | Đặt ống nước dân dựng |
Đặt ống thoát nước | |
Nghề đá | Chế tạo sản phẩm bằng đá |
Lắp đặt đá xây dựng | |
Lợp ngói | Lợp ngói |
Trát vữa | Trát vữa |
Lát gạch | Lát gạch |
Cách nhiệt | Cách nhiệt |
Lắp khung kính nhôm | Lắp khung kính nhôm tòa nhà |
Đổ bê tông bằng áp lực | Đổ bê tông bằng áp lực |
Chống thấm nước | Chống thấm nước bằng phương pháp bịt kín |
Rút nước ngầm | Rút nước ngầm |
Xây lò | Lắp đặt lò |
Dán giấy | Dán giấy dán tường, trần nhà |
Sử dụng các thiết bị, máy móc xây dựng | Bốc dỡ |
San lấp mặt bằng | |
San ủi mặt bằng | |
Đào xới |
Nhóm ngành nghề dệt may(13 ngành nghề, 22 công việc)
Ngành dệt may cũng được xem là ngành công nghiệp phát triển ở Nhật. Vì thế, ở Nhật các công ty, xí nghiệp luôn thiếu một lượng lớn lao động để phục vụ nhu cầu ngành may. Ngành này có 1 số đơn hàng yêu cầu thực tập sinh cần có kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi bạn ứng tuyển đơn này không có kinh nghiệm sẽ được công ty đào tạo cơ bản.
Nhóm ngành dệt may | |
Ngành nghề | Công việc |
Sản xuất quần áo phụ nữ, trẻ em | Sản xuất quần áo may sẵn cho phụ nữ, trẻ em |
Sản xuất quần áo đàn ông | Sản xuất quần áo may sẵn cho đàn ông |
Sản xuất bộ đồ giường ngủ | Sản xuất bộ đồ giường ngủ |
Sản xuất đồ lót | Sản xuất đồ lót |
Sản xuất vải bạt | Sản xuất vải bạt |
May mặc quần áo | May áo sơ mi |
May tấm lót ghế | May tấm lót ghế ô tô |
Nhuộm | Nhuộm vải, hàng dệt kim |
Đan và nhuộm | |
Dệt kim | Dệt kim tròn |
Dệt tất | |
Dệt kim đan dọc | Dệt kim đan dọc |
Xe chỉ | Xe chỉ trước khi quay sợi |
Guồng chỉ | |
Xe chỉ sơ cấp | |
Xoắn và chập đôi chỉ | |
Dệt | Thao tác chuẩn bị |
Thao tác dệt | |
Thao tác hoàn thiện | |
Sản xuất thảm | Sản xuất thảm kim đục lỗ |
Sản xuất thảm chần sợi nổi vòng | |
Sản xuất thảm dệt |
Nhóm ngành nghề cơ khí và kim loại(15 ngành nghề, 29 công việc)
Ngành cơ khí tại Nhật Bản là một trong những ngành công nghiệp phát triển và quan trọng nhất trong nền kinh tế của đất nước này. Với truyền thống chế tạo và kỹ thuật chất lượng cao, ngành cơ khí Nhật Bản đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành công nghiệp toàn cầu. Ngành cơ khí tại Nhật Bản bao gồm nhiều lĩnh vực và chuyên ngành khác nhau như chế tạo máy, ô tô, điện tử, hàng không, đóng tàu, điện lạnh, robot và nhiều lĩnh vực công nghiệp khác.
Nhóm ngành cơ khí và kim loại | |
Ngành nghề | Công việc |
Chế tạo vật liệu thép | Chế tạo vật liệu thép dùng cho kết cấu công trình |
Chế tạo kim loại tấm | Chế tạo kim loại tấm cho máy móc tại nhà máy |
Ép kim loại | Ép kim loại |
Xử lý anốt nhôm | Oxy hóa anốt nhôm |
Kiểm tra máy | Kiểm tra máy móc |
Bảo dưỡng máy móc | Bảo dưỡng máy móc |
Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử | Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử |
Đúc | Đúc sản phẩm từ kim loại màu |
Đúc gang | |
Gia công cơ khí | Phay |
Tiện | |
Vận hành máy tiện | |
Trung tâm máy công cụ | |
Rèn | Rèn búa |
Rèn khuôn dụng cụ | |
Đúc khuôn | Đúc khuôn buồng nóng |
Đúc khuôn buồng lạnh | |
Mạ | Mạ điện |
Mạ điện nhúng nóng | |
Gia công tinh | Gia công tinh khuôn kim loại |
Gia công tinh đồ gá và dụng cụ | |
Gia công tinh lắp ráp máy móc | |
Lắp ráp thiết bị và các máy điện | Lắp đặt máy biến thế |
Lắp đặt máy điện kéo sợi | |
Lắp ráp dụng cụ điều khiển công tắc | |
Lắp ráp bảng điều khiển tổng đài | |
Cuốn cuộn dây máy điện quay | |
Sản xuất bảng điều khiển in | Chế tạo bảng mạch in |
Thiết kế bảng mạch in |
Nhóm ngành nghề khác( 20 ngành nghề, 38 công việc)
Nhóm ngành khác | |
Ngành nghề | Công việc |
In | In offset |
In ống đồng | |
Chế tạo đồ đạc trong nhà | Làm đồ nội thất thủ công |
Đóng sách | Đóng sách |
Đúc chất dẻo cường hóa | Đúc từng lớp thủ công |
Đóng gói công nghiệp | Đóng gói công nghiệp |
Sửa chữa và bảo dưỡng ô tô | Sửa chữa và bảo dưỡng ô tô |
Hộ lý | Hộ lý |
Vệ sinh tòa nhà | Vệ sinh tòa nhà |
Cung cấp vải lanh | Hoàn thiện cung cấp vải lanh |
Đúc đồ nhựa | Đúc đồ nhựa bằng phương pháp ép |
Đúc đồ nhựa bằng phương pháp phun | |
Đúc đồ nhựa bằng phương pháp thổi | |
Đúc đồ nhựa bằng phương pháp bơm | |
Sơn | Sơn kim loại |
Sơn cầu thép | |
Sơn tòa nhà | |
Sơn phun | |
Hàn | Hàn thủ công |
Hàn bán tự động | |
Làm thùng các tông | Làm thùng giấy đã in sẵn |
Làm thùng các tông | |
Đục lỗ trên thùng các tông in sẵn | |
Dán thùng giấy | |
Sản xuất sản phẩm gốm sứ công nghiệp | In hình |
Đúc gồm bằng bàn xoay máy | |
Đúc tạo hình bằng áp lực | |
Sản xuất sản phẩm đúc ép | Máy khuôn cao su |
In lụa | |
Công việc đúc ép | |
Sản xuất sản phẩm cao su | Công việc gia công khuôn đúc |
Công việc chế biến đùn | |
Trộn và chế biến cán | |
Gia công Composite Laminate | |
Dịch vụ chỗ ở | Quản lý khách sạn/ Quản lý vệ sinh |
Sản xuất bê tông đúc sẵn | Công việc sản xuất bê tông đúc sẵn |
Bảo trì công trình đường sắt | Theo dõi bảo trì |
Sản xuất nhiên liệu thay thế từ giấy và nhựa | Công việc sản xuất nhiên liệu thay thế từ giấy và nhựa |
Những lưu ý lựa chọn ngành nghề đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Nhiều bạn lầm tưởng hoặc bị những lời quảng cáo trá hình đi XKLĐ Nhật Bản với công việc nhẹ, lương cao dẫn đến nhiều người lao động nhẹ dạ cả tin và đến khi qua đất Nhật Bản thì “vỡ mộng” bởi những lời quảng cáo chiêu trò dụ dỗ ấy. Khi bạn làm ở môi trường Việt Nam hay nước ngoài mỗi ngành nghề đều có cái cực riêng, không ngành nghề nào giống ngành nghề nào. Vì vậy, khi chọn ngành nghề bạn có các tiêu chí như sau:
- Chọn nghề dựa trên kinh nghiệm: Hãy ưu tiên chọn những ngành nghề mà đó được xem là sở trường hoặc bạn đã có kinh nghiệm làm việc đó khi ở Việt Nam. Như vậy bạn sẽ dễ trúng tuyển, thu nhập cũng tốt hơn.
- Chọn nghề dựa trên bằng cấp: Nếu bạn có bằng cấp cao đẳng/ đại học thì nên đi theo dạng kỹ sư. Còn bạn có bằng THPT thì có thể đi theo dạng thực tập sinh.
- Chọn ngành nghề dựa trên điều kiện sức khỏe: Có 1 số ngành sẽ đòi hỏi yêu cầu người lao động cần có sức khỏe tốt, ví dụ: những bạn thị lực kém thì không nên đi đơn điện tử, những bạn bị xoang, dị ứng thì tránh chọn những đơn liên quan đến thực phẩm,..
- Chọn ngành nghề dựa trên mức lương, tăng ca: Mức lương đi XKLĐ Nhật cao hay thấp còn phụ thuộc vào tỉnh bạn làm việc, tăng ca nhiều hay ít. Vì vậy, khi đăng ký chọn đơn bạn đừng bị những lời tư vấn ngọt ngào “ việc ít lương cao hoặc việc nhẹ lương cao”. Xem chi tiết: Lương các tỉnh ở Nhật Bản.
Điều kiện chung tham gia các ngành nghề XKLĐ Nhật Bản
Về độ tuổi: Từ 18 ~ 40 tuổi.
Về giới tính: Nam/nữ.
Học vấn: Tốt nghiệp cấp 2 hoặc cấp 3. Nếu bạn có bằng Cao Đẳng/ Đại Học có thể tham khảo diện kỹ sư đi Nhật.
Đối với sức khỏe:
- Ứng viên không mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV,..và không nằm trong 13 nhóm bệnh không được đi XKLĐ Nhật.
- Không mù màu, không dị tật chân tay.
Ngoại hình:
- Không xăm mình.
- Đối với nữ: Chiều cao tối thiểu 1m50 nặng 40kg.
- Đối với nam: Chiều cao tối thiểu 1m55 nặng 50kg.
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về các ngành nghề XKLĐ Nhật Bản theo diện thực tập sinh. Trong quá trình tìm hiểu, mọi thắc cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ NUBISU để được hỗ trợ ngay nhé!
Với thời gian hơn 3 năm trải nghiệm cuộc sống ở Nhật và hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ người lao động về thủ tục, hồ sơ đi xuất khẩu lao động Nhật Bản & Hàn Quốc. Tôi luôn luôn làm việc hết mình với trách nhiệm của bản thân để có thể mang đến niềm tin và sự an tâm tuyệt đối cho người lao động. Phương châm uy tín – trách nhiệm – tận tâm.
Xem chi tiết về tác giả: https://nubisu.com/gioi-thieu/
Thông tin liên hệ:
Zalo/Hotline: 0395102065
Tiktok: https://www.tiktok.com/@nubisu.com
Facebook: https://www.facebook.com/nubisu.maingocnhung